Chắc hẳn bạn đã không ít lần vô tình phát hiện những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân từ đâu và có từ khi nào. Vết bầm tím thường là kết quả của chấn thương do tác động vật lý nhẹ hoặc mạch máu bị vỡ khiến hồng cầu thoát ra ngoài, thoái hóa tạo nên những mảng bầm đen hoặc xanh, vàng trên da. Tình trạng này còn được gọi là xuất huyết trên da.
Nếu bạn bị té ngã hay va đập,… có thể dẫn đến những vết bầm trên da
Với những vết bầm tím do chấn thương vật lý nhẹ như va đập, tai nạn,… thì không cần quá lo ngại vì sau 1 đến vài tuần sẽ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn bản thân không có va đập, té ngã hay vận động mạnh cũng như bất kỳ loại thuốc nào hoặc thậm chí là ngủ dậy thấy xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.
Hệ tuần hoàn có thể bị ảnh hưởng khi mắc bệnh tiểu đường. Khi hàm lượng đường huyết tăng cao, mạch máu, da và hệ thần kinh suy yếu gây ra những mảng bầm tím trên da. Do đó, nếu bạn xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân đi kèm với một số biểu hiện khác như khát nước nhiều, mệt mỏi, thị lực giảm,… thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Bạn tuyệt đối không được chủ quan nếu cơ thể xuất hiện những mảng bầm tím bất thường không rõ nguyên nhân vì đôi khi đó chính là triệu chứng của ung thư máu. Ngoài tình trạng xuất hiện vết bầm trên da thì người bị ung thư máu còn có những biểu hiện gồm:
Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên thì bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán bệnh và lên phương án điều trị kịp thời.
Da bị bầm không rõ nguyên nhân đôi khi là dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
Có 2 loại rối loạn động máu là bẩm sinh và mắc phải do ngộ độc hoặc cơ thể tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc nam không rõ nguồn gốc,… Những trường hợp này, số lượng và chức năng tiểu cầu giảm dẫn đến xuất huyết trên da. Nếu người bệnh không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tủy, teo cơ, cứng khớp,…
Sự hiện diện quá nhiều của bạch cầu trong máu sẽ lấn át hồng cầu và tiểu cầu. Khi đó, các tế bào này hoạt động khó khăn và yếu hơn bình thường gây ra những mảng bầm tím trên da.
Vết bầm tím còn có thể xảy ra do những nguyên nhân khác như:
Tác dụng của một số loại thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến vết bầm trên da
Nếu phát hiện cơ thể có những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng những biện pháp:
Nếu những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều hoặc nốt cũ không có dấu hiệu mờ đi mà lan rộng hơn thì bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.